Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 241 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1178 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1264 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1299 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1378 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1366 / ph: 0)
  • Tình (xem 1448 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1380 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1654 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1392 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1621 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1386 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1421 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1445 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1482 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1414 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1374 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1815 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1147/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1214/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1106/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1104/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1107/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1241/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1251/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1424/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1334/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1288/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1436/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1305/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1392/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1614/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1433/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1331/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1374/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1333/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Những điều khó nói » 'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN (tt) (Bất ngờ clip 'kẻ lười biếng')
    'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN (tt)
    hocsinhphumy86Date: T.6, 10/05/2013, 10:53 PM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Phần 6: Học và chơi, đam mê và lười biếng

    Phân biệt giữa chơi và học là một khái
    niệm rất sai lầm. Học mà cứ nghĩ là mình đang học, tự chúng ta biến
    việc học thành khác biệt với các công việc khác. Khi đọc sách ta không
    nghĩ là mình nên học, điều đó chỉ khiến mình buồn ngủ và khó tiếp thu
    hơn. Ta tự tạo cho mình hứng thú, từ đó sách sẽ mang lại cả chân trời
    kiến thức. Nên đôi khi học là một cách giải trí văn minh.

    Phương pháp học tích hợp là một trào
    lưu dạy học nổi tiếng trên thế giới, thúc đẩy tư duy, hệ thống, tư duy
    cơ giới trong thời đại này. Ví dụ như biến những nội dung lịch sử, địa
    lý, giáo dục công dân vào cùng một hệ thống để học sinh thấy rõ được mối
    quan hệ then chốt giữa chúng, có cái nhìn bao quát, tổng hơp. Vậy tại
    sao chúng ta không tích hợp giáo dục với giải trí, nói nôm na là biến
    chơi thành học, học thành chơi. Vì con người ta ai cũng ham chơi hơn ham
    học, sinh ra đã tò mò về thế giới xung quanh, tận dụng tâm lý đó khơi
    gợi khả năng khám phá, tự học của học sinh. 

    Thử tưởng tượng nếu ngài giáo dục và
    ngài giải trí bắt tay nhau sẽ thế nào? Chí ít nền điện ảnh nước nhà cũng
    phải đẻ ra những bộ phim nhân văn, đầy bản sắc dân tộc. Nếu không lấy
    được nước mắt của khán giả với hình ảnh ngày giải phóng thì ít ra cũng
    phải khiến người xem…tự hào về bắp chân của ông Thánh Gióng. 

    Những trò chơi mang tính chất giáo dục
    sẽ ra đời. Tôi có thể học hóa một cách hứng thú khi tiếp cận góc nhìn
    thứ nhất: Một ông Tiến sỹ hóa học trong một hình tượng game phiêu lưu
    mang phong cách đánh đố. Tôi sẽ góp nhặt những chất khác nhau trên đường
    đi để chế thành những hợp chất đánh bại kẻ thù. Với cốt truyện xuất sắc
    sẽ là thiên đường cho những ai không thích học hóa và các môn học
    khác. 

    Chỉ một phút mơ mộng thôi nhưng chúng
    ta có quyền thực hiện nó. Đâu phải giáo dục mang vai trò của giáo dục,
    để rồi những đứa trẻ la cà ngoài hàng net cũng có thể đọc vanh vách phản
    ứng hóa học. Nghệ thuật là ở đấy. Để cho ai cũng thấy rằng môn học nào
    cũng đẹp. Vẻ đẹp đó không phải thuộc vào những thứ nhạt nhẽo trên trường
    lớp. Nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người và niềm đam mê.

    Chính đam mê sẽ quyết định sức mạnh
    của tri thức đối với mỗi thành công của con người. Hai người tiếp thu
    một lượng kiến thức như nhau nhưng người có đam mê sẽ thành công hơn
    người còn lại. Chăm chỉ cần cù vẫn được ca ngợi như “có công mài sắt có
    ngày nên kim”, “trên bước chân thành công không có dấu chân của kẻ lười
    biếng”. Bản thân tôi cho rằng những kinh nghiệm đó đã được đúc kết bởi
    sự thành công bằng niềm đam mê của họ.

    Chăm chỉ, cần cù nghe có vẻ mệt nhọc
    với người lười biếng nhưng với những người có đam mê chẳng phải là gì
    quá to tát. Bởi môt đam mê tích cực sẽ thúc đẩy ta làm công việc đến lúc
    thỏa mãn, đạt được kết quả mong muốn. Người ngoài nhìn vào có thể thấy
    họ chăm chỉ, cần cù nhưng bản thân họ không cảm thấy vậy, những con
    người say mê đó chỉ cảm thấy mình sống với đúng bản thân mình, sống như
    sinh ra để làm việc đó. Hai chữ chăm chỉ, cần cù đúc được kết lại sau
    khi người ta nhìn nhận lại cuộc đời mình. Có thể họ lười biếng trong mọi
    việc khác nhưng khi động đến chuyên môn rất chăm chỉ.

    Nhân đây ta bàn về sự lười biếng. Lười
    có nhiều kiểu: không quan tâm, quá tự tin, chống đối hay lười vì quá
    chăm làm việc khác. Không phải lười biếng lúc nào cũng là xấu, đôi khi
    lười biếng lại có tiền đề của chăm chỉ. 

    Nói một cách cực đoan, kể sử hữu lười
    biếng nhất chính là không lấy cho mình một niềm đam mê, tồn tại không
    khác gì vô tri, vô giác.

    Thêm một lý do vì sao tôi lại đề cao
    đam mê như vậy. Vì đam mê đi cùng đạo đức nghề nghiệp. Đam mê tích cực
    sẽ khiến ta trân trọng thành công của mình. Một nhà giáo yêu nghề sẽ
    không bao giờ mở lớp chỉ để lấy tiền của học sinh, dù chỉ một người học
    thôi vẫn dạy. Một bác sỹ yêu nghề dẫu đến trăm ca dồn dập cũng không
    đành lòng bỏ một bệnh nhân. 

    Loại trừ những sở thích bệnh hoạn còn
    lại mọi đam mê đều có tính hướng thiện. Hãy tưởng tượng ra một xã hội mà
    con người hăng hái nhất, nhiệt huyết nhất, mỗi người sẽ có một mối quan
    tâm riêng. Khi ai cũng phát huy được hết khả năng của mình thì khung
    cảnh sẽ tốt đẹp hơn ngày nay rất nhiều. 

    Nhìn một đứa trẻ lông bông không bố mẹ
    ngoài đường, ta nhìn thấy một tên trộm cắp tương lai hay nhìn thấy một
    viên ngọc trong bùn lầy chưa được tỏa sáng? Liệu một đam mê chân chính
    nào đó có thể kéo đứa trẻ ra xa tệ nạn và đưa nó lên đến đỉnh của vinh
    quang?

    Ở tuổi 14, 15 thậm chí nhỏ hơn nhiều
    người đã xác định được rõ ràng mục tiêu của tương lai. Bỏ ra 3 năm trời
    học những kiến thức không có ích cho bản thân quả thực là phí phạm thời
    gian và tuổi trẻ. “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” mà chả làm được cái gì cho
    đời. 

    Đương nhiên sẽ có những người không có
    niềm tin vào đam mê. Ở khắp mọi nơi, từ trong nhà ra ngoài phố, người
    có đam mê thì ít mà người không có đam mê thì nhiều. Người yêu quý công
    việc thì ít, người sẵn sàng nghỉ việc khi có người đứng ra đảm bảo cho
    họ bữa cơm hằng ngày thì nhiều. Đám đông đó đành phải nói rằng ngoài sự
    bất cập từ chính bản thân họ ra thì họ cũng là nạn nhân của những bất
    cập trong xã hội. Những bất cập trong xã hội được sinh ra từ những kẻ
    thiếu tri thức, đạo đức và nhiệt huyết. Giáo dục nay không có gì khác
    hơn ngoài việc đào tạo ra những kẻ thiếu tri thức, thiếu đạo đức và
    thiếu nhiệt huyết.

    Phần 7: "Những người giỏi cũng chỉ ở trên mặt báo"

    Những thành công cá nhân làm nên sức
    mạnh của tập thể. Đó chẳng phải là điều mà bất kỳ dân tộc nào cũng hướng
    tới. Những thành công chân chính chỉ có thể sinh ra từ nghị lực và đam
    mê chân chính. Thế nhưng nhìn thấy nhiều người không có ước mơ, không có
    đam mê nào trong cuộc sống khi đại học thường là chọn khối vừa sức
    trước khi chọn trường. Hầu như chúng ta chỉ cố gắng lay lắt qua các kỳ
    thi, còn nghề nghiệp tương lai là chưa bàn tới. 

    Khổng Tử có nói: Hãy chọn một công việc mà bạn yêu mến, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào cả.

    Như Lưu Quang Vũ đã nói: Có những cái
    sai không thể sửa được, chắp vá, gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách
    là đừng làm sai nữa hoặc bù lại bằng một việc đúng khác. 

    Khi tôi đọc báo, thấy có nhiều người
    quan tâm đến giáo dục và họ cũng đưa ra những ý kiến đa chiều. Nhưng
    phần lớn tuy nhiệt huyết nhưng không nhìn thấy ổ bệnh ở quả tim, cứ đi
    tìm đâu đâu ở những cái mao mạch. Vấn đề ở não không chữa lại cứ đi bẻ
    đi bẻ lại mấy cái đốt ngón tay. Trong khi đó, chỉ có số ít các cao nhân
    là có đôi mắt tinh tường xoáy sâu vào cốt lõi. Đó là GS Hồ Ngọc Đại
    (Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm), nhà giáo Phạm Toàn với nhóm Cánh buồm
    đang thực hiện bộ SGK mới. Đó là GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nhà văn
    Nguyên Ngọc, TS Phạm Anh Tuấn và những người khác. 

    Thế nhưng tôi nhìn mãi, nhìn mãi cũng
    chỉ thấy người giỏi ở trên mặt báo. Rời mắt ra, khung cảnh vẫn ảm đạm,
    bế tắc và thê lương như thường. Tất cả mái đầu bạc trắng cũng chỉ đứng
    cạnh nhau trên một đường tròn, đổ dồn mắt vào bên trong, không thể nào
    với tay nổi vào cái tâm y của đường tròn đó. 

    Tôi hỏi vị trí trung tâm đó là của ai? Làm thế nào để nó nhúc nhích đây? Đến bao giờ vòng tròn kia mới được lăn bánh? 

    Nếu như các ngành công nông khác đều
    tạo ra các sản phẩm là hàng hóa thì sản phẩm của giáo dục lại là con
    người. Sản phẩm là tất cả quá trình tập hợp những hoạt động liên quan
    đến nhau, biến đầu vào thành đầu ra. Tôi gọi HS là một sản phẩm đặc biệt
    và giáo dục là một quy trình đặc biệt. Hãy xem chúng ta nhìn nhận như
    thế nào về quá trình đó.

    Clip 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!

    Tại sao việc học lại được coi là có ý thức, có trách nhiệm, nghiễm nhiên chúng ta coi nó như
    là một thứ thủ tục bắt buộc trong hành trình sống. Bằng suy nghĩ như
    vậy chúng ta chờ đợi một giấy chứng nhận ở đầu ra, thay vì việc quan tâm
    xem điều gì đã được thay đổi. 

    Chúng ta vẫn cứ nói: "Phải cố mà học
    đi con ạ, phải cố mà học cho xong rồi sau này muốn làm gì thì làm". Tại
    sao ai ai cũng phải khổ như thế. Suốt bao nhiêu năm, suốt bao nhiêu cuộc
    đời, bao tuổi xuân đã bị thẳng thay ném không thương tiếc vào các máy
    tàn bạo của thi cử. 

    Kiến thức vô bổ sẽ bày ra vô vàn hành
    động vô nghĩa. Bày ra thi cử rồi lại bán sách ôn thi, có vô nghĩa hay
    không. Rõ ràng chỉ có bày vẽ là giỏi. Đủ các loại học thêm, đủ các lò
    luyện thi mọc lên, tất cả chỉ chỉ toàn các hành động vô nghĩa, bòn rút
    sức khỏe, thời gian, tiền bạc. 

    Suốt bao nhiêu năm, cố mà học đã trở
    thành một hệ tư tưởng chây lì cả suốt các thế hệ già, trẻ, lớn, bé. Cố
    mà học, cố mà học, cố mãi cuối cùng cũng hỏng. 

    Chúng ta mặc định các thủ tục lên lớp,
    lấy bằng như những thứ bắt buộc trong hành trình sống mà không hề quan
    tâm xem những hoạt động đó có mục đích gì. 

    Nhà trường chỉ là một cửa ải khiên
    cưỡng mà người ta cắn răng chi tiền bước vào chỉ để mong có một miếng
    bánh đền bù ở lối thoát. 

    Trẻ em giống như một thứ nguyên liệu
    tươi mới gia đình đưa vào nhà trường, nhà trường đùn ra xã hội. Lúc bước
    vào trong tay không có gì nhưng sở hữu những năng lực tiềm tàng. Lúc ra
    tay ôm cái bằng nhưng năng lực không những không phát huy mà còn thui
    chột. Kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống còn không có, lại còn lười học.
    Đạo đức không được trau dồi mà còn mất đi. Chúng ta đang cắp sách tới
    trường hằng ngày một cách vô thức để mà làm gì? Đi học không thể sống
    sót qua chục năm thi cử để mà lấy cái bằng. 

    Giáo dục không phải chuẩn bị cho con
    em cuộc sống tương lai. Giáo dục chính là bản thân cuộc sống. Học là trở
    thành người phục phụ cho cuộc sống, học là người có văn hóa không phải
    là để thi. Học những thứ cần thiết cho hiện tại và tương lai không phải
    học những thứ vô ích cho chúng ta sở hữu những tờ giấy vô dụng. 

    Đừng trả tiền cho môt chục năm để mua
    một cái vé thông hành. Chính bản thân chúng ta phải được tạo ra để lái
    tàu trên chính cuộc đời mình. 

    Rồi một ngày tạo ra những con rô bốt
    do chúng ta tạo ra sẽ sở hữu một trí nhớ khổng lồ, nó biết tất cả mọi
    thứ chúng ta cho nó, sở hữu kiến thức gấp trăm ngàn lần bình thường.
    Nhưng nó là giới hạn, là cực điểm, là không hơn được. Nó không bao giờ
    giáo dục được vì nó trở thành cái máy. Một nền giáo dục nô lệ chỉ biến
    con người thành những cái máy, mất đi vốn tích lũy kiến thức, mất đi khả
    năng làm người. 

    Tôi thấy rất nhiều người, họ rất tự
    hào về những gì mình biết. Họ tự biến mình thành một cái kho, cái bao
    tải và tung tăng vui vẻ với điều đó. Thật là thảm hại, thứ duy nhất họ
    sở hữu chỉ là sĩ diện. Thứ sĩ diện vớt vát được bằng cách ngồi chém gió
    với những kẻ hẹp hòi. 

    Tại sao một người nông dân, không đươc
    học quá nhiều nhưng họ lại phát minh ra bao nhiêu thứ máy móc. Những
    GS, TS học rất cao siêu nhưng không có nổi một sáng chế cho riêng mình.
    Đừng chỉ ngồi đó hấp thụ và tích lũy, hãy phát xạ nó đi, nếu không tất
    cả tri thức sẽ đóng sập trong trí não của anh. Những con gì chỉ tiêu thụ
    mà không bao giờ làm được việc, đó là con đỉa, con vắt, ký sinh trùng.
    Chúng ta không muốn làm ký sinh trùng, chúng ta là con người. Con người
    làm chủ, ký sinh trùng làm nô lệ. Đừng tự hào về những gì mình biết, hãy
    tự hào về những gì mình làm được. 

    Điểm cao không có nghĩa là tài giỏi, điểm thấp không có nghĩa là thằng ngu. Điểm số và sỹ diện, hãy biến chúng thành phù du. 

    Những người đang nắm trong tay quyền
    hành, hãy thay đổi ngay bây giờ. Các vị hãy lấy từng viên gạch lát lại
    đường quyết định vận mệnh cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Các
    vị là người tốt, các vị mong muốn điều tốt đẹp cho dân tộc này. Dân tộc
    nào có những nhà trường tốt nhất dân tộc đó thắng trên các dân tộc
    khác. 

    Hôm nay chưa hoàn thành bộ sách phù
    hợp sẽ là ngày mai, hôm nay còn cồng kềnh mai sẽ nhẹ như bay. Lương giáo
    viên hôm nay còn ngặt nghèo mai sẽ đổ xô vào ngành sư phạm. Hôm nay
    chất lượng giảng dạy còn thấp, mai chất lượng phụ huynh cũng biết dạy
    con. Hôm nay những định kiến sẽ còn, mai sẽ không cánh mà bay… Tất cả
    những gì phế phẩm, cặn bã của ngày hôm nay và một ngày mai sẽ được đào
    thải. 

    Giáo dục là cái gốc của mọi vấn đề, giáo dục phát triển sẽ dẫn mọi thứ còn lại đi theo. 

    Điều chúng ta có thể thay đổi ngay bây
    giờ là gỡ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chương trình học như thế nào thì
    ai cũng biết rõ. Không một người nào lại muốn một kỳ thi khiên cưỡng
    quyết định số phận của mình. Bởi thi ĐH là quá đủ.

    Mục đích của hiện nay là thi Đại học, vì vậy HS cần tập trung năng lượng đối phó với 1 kỳ thi. Nếu
    vẫn thi tốt nghiệp thì chúng ta tiếp tục dang rộng cánh tay hào phóng
    của mình chào đón những kẻ ký sinh mang tên đối phó một lần nữ lại tiếp
    tục phát huy sức mạnh. 

    Nếu vẫn thi tốt nghiệp chúng ta lại tiếp tục ngu hóa dân thêm một bước cuối cùng. 

    Hãy gạt bỏ tự ái, hãy nâng cao tự
    trọng mà làm với cái tâm của mình. Khi đó tất cả học sinh được theo đuổi
    đam mê một cách chủ động, những kỳ thi đa dạng một cách chủ động, con
    người chủ động sẽ đến, để thể hiện bản thân, để chiến thắng. Và danh
    tiếng của nhà trường, của dân tộc sẽ lên cao.

    Những ai đứng cùng tôi, chúng ta không
    phải máy móc, chúng ta không phải loài ký sinh. Chúng ta là những con
    người độc lập. Hãy bỏ cái rác rưởi sau lưng mà lao ra ngoài biển xa
    trước mắt. Đừng phí thời gian nữa. Chỉ có thể giải thoát cho chính bản
    thân mới giải thoát cho tất cả, tất cả vì một nền giáo dục khai phóng.

    * Những phát ngôn trong clip thể hiện quan điểm của tác giả

    (Quyên Quyên - http://giaoduc.net.vn)
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Những điều khó nói » 'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN (tt) (Bất ngờ clip 'kẻ lười biếng')
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024