Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 252 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1187 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1273 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1309 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1389 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1379 / ph: 0)
  • Tình (xem 1457 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1389 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1665 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1403 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1632 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1393 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1429 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1454 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1491 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1427 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1383 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1831 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1156/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1223/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1116/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1113/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1118/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1248/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1260/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1434/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1345/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1296/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1445/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1313/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1401/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1623/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1441/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1339/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1380/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1343/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Có thể Bạn chưa biết ? » Vì đâu cáp quang biển Việt Nam liên tục đứt?
    Vì đâu cáp quang biển Việt Nam liên tục đứt?
    hocsinhphumy86Date: T.2, 21/07/2014, 10:53 AM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Mỗi lần cáp đứt, khổ vạn đường, và game thủ chỉ còn biết than thở với nhau: "Tại sao cáp quang mỗi năm lại đứt một lần?"

    Như đã đưa tin, tuyến cáp quang AAG, một trong những tuyến cáp quang biển
    chịu trách nhiệm cho gần 60% lưu lượng băng thông ra quốc tế của Việt
    Nam lại vừa bị đứt lúc 18h36 ngày 15/07/2014
    . Đây là lần thứ 2 trong năm 2014 đường cáp quang AAG bị đứt gây ảnh hưởng tới tốc độ Internet tại Việt Nam.
    Mỗi lần tốc độ Ping khi chơi game lên cao và thời gian đệm clip Youtube bị
    kéo dài, chúng ta lại có thời gian để ngồi than thở với nhau về chất
    lượng mạng Internet ở Việt Nam. Và mỗi dịp như thế này, câu hỏi được
    nhắc đến nhiều nhất luôn luôn là: "Có mỗi cái cáp thôi mà cũng đứt suốt ngày???".
    Đứt cáp quang biển: Chuyện thường ngày ở huyện
    Đưa vào sử dụng từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 500 triệu USD với
    chiều dài hơn 20.000 km, tuyến cáp biển AAG kết nối tiểu vùng Đông Nam Á
    với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ.
    Chính vì tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông
    của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều
    người dùng như Google, Facebook toạ lạc nên khi tuyến cáp AAG xảy ra sự
    cố, kết nối của người dùng tới các dịch vụ này bị ảnh hưởng gây nên sự
    khó chịu, việc phân chia lưu lượng trên cách kênh truyền dẫn khác thường
    gây ra tăng độ trễ (ping cao) và giảm tốc độ truy cập.
    Chỉ sau gần 2 năm đưa vào hoạt động (từ 11/2009-10/2011) , tuyến cáp biển
    AAG đã xảy ra sự cố đứt cáp tới 10 lần, chủ yếu ở đoạn cáp đi qua vùng
    biển Đông trong khi tuyến cáp nối giữa Hồng Kông và Mỹ lại tương đối ổn
    định, ít gặp sự cố lớn.
     

    Khu vực trên biển Đông dù có chiều dài ngắn nhưng liên tục gặp sự cố trong khi tuyến cáp từ Hong Kong đến Mỹ lại rất ổn định.
    Tuy nhiên cần biết rằng tần suất xảy ra sự cố như tuyến cáp biển AAG hoàn
    toàn không phải là điều hiếm gặp, nếu không muốn nói là chưa cao. Dọc bờ
    biển Hoa Đông (Trung Quốc tiếp giáp Nhật, Hàn) sự cố đứt cáp xảy ra mỗi
    tuần vài lần. Vậy lý do vì sao sự cố với các loại cáp quang lại xảy ra ở
    1 số khu vực thường xuyên hơn những nơi khác?
    Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào cách cấu tạo của các loại
    cáp quang ngầm dưới biển. Về cơ bản, cáp ngầm biển thường chỉ là những
    sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Nếu bạn tưởng
    tượng cáp quang biển phải được đặt trong 1 hệ thống ống ngầm bao bọc kỹ
    càng thì xin bạn hãy nghĩ lại. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để
    tiết kiệm chi phí, các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc
    thiết kế: được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa.


    Cáp quang biển nằm nổi trên nền cát đáy biển khiến các mỏ neo được tàu
    thuyền thả xuống rê trên nền cát rất dễ vướng phải, gây hư hại.
    Khi vào gần bờ các tuyến cáp quang ngầm phải được gia cường bởi thép bện và
    các lớp tăng cường khác là do càng vào gần bờ, mực nước càng nông và
    các hoạt động hàng hải càng dày đặc thì khả năng tuyến cáp bị mỏ neo của
    1 con tàu nào hay các loại lưới rà đáy biển móc phải gây hư hại lại
    càng lớn. Và mỏ neo tàu bè cũng như các hoạt động đánh bắt cá của con
    người chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên
    biển. Đây là lý do giải thích vì sao các vụ đứt cáp chỉ xảy ra ở 1 số
    vùng nước nhất định.


    Cáp quang biển có nhiều phân đoạn với cấu tạo khác nhau, càng vào gần bờ
    thì càng phải được gia cường nhiều hơn. Mặc dù trông dày đặc thép gia
    cường như thế kia nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu chở hàng cỡ vài chục
    nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi cáp đó cũng không khác sợi chỉ là
    bao.
    Vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến cáp AAG
    đổ bộ lên đất liền) có mức nước tương đối nông trong khi hoạt động tàu
    bè xung quanh khu vực các cảng nước sâu rất lớn. Trên thực tế, biển Đông
    là 1 trong những vùng có hoạt động hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế
    giới.
    Bên cạnh đó khung chế tài của Việt Nam trên biển còn yếu trong việc cấm các
    tàu neo đậu ở vùng nước có tuyến cáp đi qua. Thực tế là cũng chẳng quốc
    gia nào đủ sức đi tuần sát hết tất cả các tuyến cáp quang biển mà mình
    sở hữu vì chúng ta đang nói tới việc hàng trăm km mặt biển cần tàu tuần
    tiễu 24/24/7, đây là điều không tưởng.


    Biển Đông của Việt Nam và biển bờ đông của Trung Quốc là những vùng có lưu
    thông hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cùng với mực nước tương đối nông
    khiến đây là những vùng biển dễ xảy ra tình trạng đứt cáp ngầm biển do
    mỏ neo của tàu thuyền.
    Có lẽ bạn sẽ tự hỏi: nếu các hoạt động hàng hải chỉ gây ra 70% số vụ đứt
    cáp thì 30% còn lại là gì? 30% các vụ đứt cáp còn lại chia đều cho các
    nguyên nhân: Đứt do con người chủ đích phá hoại và đứt do thiên tai.
    Ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể
    chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt
    bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông).
    Mặc dù vùng thềm lục địa và ngoài khởi Việt Nam là vùng tương đối ổn định
    về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy biển nhưng các vùng
    biển khác lại không được may mắn như vậy. Năm 2006, 1 trận động đất 7 độ
    richter ngoài khơi Đài Loan đã cắt đứt 8 tuyến cáp ngầm gây gián đoạn
    dịch vụ cho cả Hong Kong và Đông Nam Á. Trận sóng thần khủng khiếp tháng
    3 năm 2011 ở Nhật gây ra do 1 trận động đất ngầm dưới biển cũng khiến
    Nhật Bản khốn đốn khi gây hư hại cho phân nửa số tuyến cáp quang vượt
    đại dương của nước này.
    Sự phá hoại có chủ đích (hoặc vô tình) của con người cũng là 1 lý do góp
    phần vào sự hư hỏng của các tuyến cáp quang ngầm. Năm 2007, cộng đồng
    mạng Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến việc các tàu cá cỡ nhỏ trang bị
    rất thô sơ đi... cắt trộm cáp ngầm về bán. Vụ việc dấy lên 1 hồi chuông
    báo động về an toàn của các tuyến cáp quang nằm trần trụi dưới đáy biển
    mà không có 1 biện pháp bảo vệ nào. Đến sau đó chính phủ phải ra lệnh
    cấm không được "thu hoạch" cáp quang dưới biển, kể cả những tuyến cáp đã
    bỏ đi từ thời Mỹ Nguỵ, mọi việc với dần lắng dịu.
    Chúng ta có thể làm gì?
    Nhìn chung hiện tại chưa có biện pháp nào thực sự khả thi để ngăn chặn sự cố
    trên cáp quang biển. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện giờ là... đứt thì
    nối.
    Có những quốc gia quy định các vùng không được thả neo quanh khu vực có
    tuyến cáp quang biển đi qua để hạn chế sự cố nhưng hiệu quả của phương
    pháp này cũng hết sức hạn chế do phạm vi giới hạn quá rộng lớn, mơ hồ.
    Có nước còn đề xuất đưa ra phương án lắp bộ phát tín hiệu thuỷ âm cho
    các tuyến cáp biển để các tàu bè đến gần biết đường mà tránh. Tuy nhiên
    biện pháp trên vấp phải sự lo ngại về an ninh thông tin. Trong thời buổi
    an ninh thông tin chính là an ninh quốc gia, chẳng ai muốn đường cáp
    quang nơi truyền tải dữ liệu của mình ra thế giới lại "lạy ông tôi ở bụi
    này" để đề phòng trường hợp các anh hàng xóm xấu bụng có thể ra tay phá
    hoại.


    Tuy không thể hạn chế được sự cố với các tuyến cáp biển, nhưng chúng ta có
    thể hạn chế tác động của chúng với chất lượng dịch vụ Internet bằng cách
    sử dụng nhiều kênh truyền dẫn khác nhau đồng thời tăng tỉ lệ băng
    thông/dung lượng kết nối thực thay vì dồn lưu lượng trên 1,2 kênh lớn và
    khai thác gần cạn kiệt cả băng thông dự trữ rồi ngồi chờ cáp đứt.
    Như ví dụ trong trận sóng thần 2011 tại Nhật Bản nói ở trên , dù hư hại tới
    1/2 số tuyến cáp quang ngầm nhưng Nhật Bản không rơi vào tình trạng "ốc
    đảo thông tin" vì nước này luôn có đường truyền và băng thông dự trữ,
    chỉ cần 1/2 số tuyến cáp hoạt động là Nhật Bản đã có thể định tuyến lại
    lưu lượng mạng của mình mà không sợ quá tải.
    Về lý thuyết là như vậy nhưng xây dựng thêm tuyến cáp hay mở thêm băng
    thông quốc tế đều cần tăng giá cước viễn thông. Và với xu hướng cạnh
    tranh quyết liệt về cước viễn thông như hiện tại, chúng ta đều hiểu
    tương lai chúng ta "không phải nghĩ" mỗi lần đứt cáp quang vẫn còn xa
    lắm.
    Theo GameK

    (http://esportsviet.vn)
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Có thể Bạn chưa biết ? » Vì đâu cáp quang biển Việt Nam liên tục đứt?
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024