Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 240 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1177 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1264 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1298 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1378 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1366 / ph: 0)
  • Tình (xem 1448 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1380 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1654 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1392 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1621 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1386 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1421 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1445 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1482 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1414 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1374 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1815 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1147/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1213/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1106/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1104/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1107/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1240/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1251/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1424/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1334/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1288/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1436/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1305/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1392/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1614/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1433/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1331/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1373/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1332/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Quê hương Bình Định - Đất nước - Con người » Chợ tre - nét đẹp văn hóa vùng đất võ
    Chợ tre - nét đẹp văn hóa vùng đất võ
    hocsinhphumy86Date: CN, 25/11/2012, 11:18 PM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Chợ tre - nét đẹp văn hóa vùng đất võ

    Có lẽ đây là chợ phiên duy nhất trên cả nước chuyên mua bán một mặt hàng là tre cây. Không còn ai biết về lịch sử hình thành của chợ phiên này, các bậc cao niên nhất cũng chỉ nói gọn: “Lâu lắm, trải qua nhiều đời rồi, dễ chừng đã mấy trăm năm”.


    Toàn cảnh chợ tre An Lương, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ,
    tỉnh Bình Định. Chợ chỉ bán một mặt hàng là tre,
    thu hút rất nhiều người đến mua bán

    Chợ tre tại xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, Bình Định đã thành lẽ tự nhiên, từ đời này qua đời khác, cứ 5 ngày lại họp phiên một lần. Ấy vậy mà tre vẫn tấp nập ở chợ, người mua thì đông, người bán cũng lắm. Về chợ tre, chúng ta biết thêm nhiều điều hơn về loài cây vốn được xem là biểu trưng của tinh thần, ý chí dân tộc Việt.

    Bản sắc chợ tre

    Bà lão bán tre vang tiếng mời khách mua tre khi mới thấy người lạ mặt như tôi. Thấy tôi cứ cười, bà lại càng nhiệt tình hơn: “Nói thiệt mà chú, chú mua cho công ty hay cho riêng chú, mua bao nhiêu, tùy số lượng mà giá cả có thể lên xuống đôi chút hé!”. Cũng như tất cả người dân Bình Định, phụ âm cuối “hé” được nói rõ to.

    Bà tên Trần Thị Mai, ở thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây (huyện Phù Mỹ) đã 70 tuổi đời, kinh qua 40 năm bán tre ở chợ tre, bảo rằng: “Phiên này tre ít, do người dân vào vụ gặt, vụ ớt, bình thường tre chất đầy từ đây đến lút đằng kia”, bà đưa tay chỉ khoảng sân rộng hàng mẫu đất. Đã bán tre gần bằng một đời người, bà Mai 3 lần theo chợ phiên thay đổi vị trí, nhưng cũng đều trong xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ), bây giờ vị trí họp chợ khu An Lương, thuộc thôn Chánh Thiện. Bà cũng không biết chợ tre có từ bao giờ, ngày trước theo người lớn đi bán tre, mấy chục năm sau, bà thành “người lớn” trong nghề, nhóm của bà còn có 2 phụ nữ khác. Hằng ngày làm nông, mua bán nhỏ, cứ đến trước các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 (Âm lịch) mỗi tháng, bà lại đến chợ tre mua sỉ tre chiều hôm trước rồi bán lẻ vào hôm sau đúng ngày phiên. Chợ tre có 2 nhóm phụ nữ mua - bán tre, trong đó có nhóm của bà Mai. Việc mua và bán diễn ra cùng một chỗ, bà không phải vận chuyển hàng hóa đi đâu. Mỗi phiên, hàng ngàn cây tre được mua bán chóng vánh đến mức kỳ lạ; giá tre được những người này mua lại khoảng từ 15.000 - 30.000 đồng/cây, gốc tre thì trên dưới 10.000 đồng/gốc; giá bán tre cây dao động khoảng từ 20.000 - 50.000 đồng, gốc tre khoảng 10.000 - 15.000 đồng.

    Đủ các loại tre cây được bày ở chợ, từ tre gốc, tre cây, tre to, dài, dày ruột đến mỏng ruột. Người bán tre từ khắp nơi, nhiều nhất là các thôn trong xã Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây. Tre được chặt rồi đưa đến chợ bằng nhiều cách, ngày trước thường dùng xe ngựa, xe bò; nay phần lớn người bán sỉ tre đều chỉ bán vài cây nên phải vận chuyển bằng xe đạp. Người bán tre đều là “người nhà quê”, đa phần có cuộc sống khó khăn, chỉ mỗi tre là có sẵn nên phải vất vả chặt tre, đưa tre vượt hàng chục km đường để có thêm vài chục hay trăm ngàn xoay trở chuyện cơm, áo, gạo, tiền lúc tức thời.

    Sức sống chợ tre

    Đúng phiên, 5 giờ sáng, chợ đã đông người, nam - phụ - lão - ấu đều có cả, ai nấy đều chọn tre, những cây tre dài đến 7-8m, óng màu ngà hoặc xanh được xem xét thật kỹ. Trước 7 giờ sáng, việc mua bán đã hoàn tất, chợ tre bỗng vắng người cũng nhanh như việc mua bán. “Đội quân vận chuyển” với 3 chiếc xe công nông chuẩn bị cho phần việc còn lại, vận chuyển tre đến tận nơi người mua yêu cầu. Tre được đánh dấu, khắc tên người mua lên thân tránh nhầm lẫn, chủ xe công nông tùy vào địa điểm xa, gần của mỗi chủ tre mà chất tre theo thứ tự trên - dưới.



    Tùy vào việc, công dụng để chọn từng loại tre cho phù hợp. Trước đây, phần lớn tre được mua để đan thuyền thúng, sõng, rổ, rá, nia, trẹt… Nay nhu cầu về tre càng nhiều hơn, người mua tre số lượng lớn dùng làm cọc be bờ hoặc làm chà, bè nuôi thủy, hải sản, người dùng làm nhà, đan vỉ…

    Cụ Trương Sen Quý, đã 78 tuổi, ở xã Cát Minh (huyện Phù Cát), suốt mấy chục năm qua vẫn đến chợ tre mỗi phiên mua gốc tre về đan vỉ phơi hải sản. Vỉ cụ Quý cùng nhiều người khác đan được chuyên chở bán vào tận Kiên Giang, Vũng Tàu. Thu nhập từ nghề đan vỉ của cụ không cao, chỉ góp phần bổ sung cho nguồn thu nhập từ nghề nông. Cụ bảo, thu nhập mỗi ngày chỉ năm ba chục ngàn, mà không phải ngày nào cũng làm nên chẳng ai khấm khá với nghề này cả, nhưng “người nhà quê” dùng những nghề phụ như thế để trang trải cũng đỡ ngặt lắm!

    Người mua tre đan sõng, thuyền thúng phải chọn nhiều loại tre, tre dày đặc ruột dùng làm vành, tre to, dài, thẳng, mỏng ruột dùng để đan mê. Người làm bè, chà nuôi hải sản thì chọn tre già đã ngả màu ngà óng; làm nhà thì chọn tre thẳng, đều… Dù là tre gì, khi cầm cây tre vuốt mà không thấy sù sì, sóc, nhám mới đạt yêu cầu… Trong khi đó, người chặt và bán tre không chỉ có cánh đàn ông, rất nhiều phụ nữ cũng vì mưu sinh mà vất vả với công việc này.

    Theo lời bà Mai, ngày trước, tre hiện diện trong cuộc sống của người dân nhiều hơn hiện nay; bây giờ nhiều loại chất liệu mới đã thay thế nhưng lượng tre được mua bán vẫn cứ tăng hơn trước. Sức chịu đựng bền bỉ của tre vẫn được “người nhà quê” sử dụng rất nhiều; sức sống của tre vì thế cũng bền bỉ như chính cây tre vậy.

    Có người bảo rằng, nét hay, nét đẹp của chợ tre còn ở một điểm nữa là đã qua bao đời người, dời bao chỗ, nhưng tuyệt nhiên việc mua, bán diễn ra quy củ; không có ban tổ chức, chẳng cần ban quan lý, ấy vậy mà chưa hề có vụ xô xát, to tiếng quá đà nào xảy ra ở chợ tre. Người đến với chợ tre vùng đất võ cũng góc cạnh lắm, nhưng cũng thẳng như tre, mà cũng mềm dẻo, bền bỉ như tre. Có người còn nói rằng sự hình thành chợ tre dễ hòng đã có từ thời nghĩa quân Tây Sơn. Từ nhu cầu về tre làm binh khí, khí cụ cho quân khởi nghĩa mà đâu đó đã lập nên điểm cung cấp tre rồi dần thành chợ tre cho đến ngày nay.

    Chưa rõ thực hư giả thiết đó đúng hay sai, chợ tre vẫn tồn tại, vẫn như là di sản, nét đẹp văn hóa của vùng đất võ Bình Định cần được bảo tồn và gìn giữ.

    (Ly Kha - Nguồn : http://quehuongonline.vn)
     
    hocsinhphumy86Date: CN, 25/11/2012, 11:28 PM | Message # 2
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Nhớ hoài bánh ít lá gai

    Nhắc đến Bình Định, không ít người nghĩ đến những món ăn và thức uống được truyền miệng từ bao lâu nay. Nơi đây còn có món bánh ít rất chân quê nhưng cũng rất đặc trưng với hương vị độc đáo.

    Đó là bánh ít lá gai, được chế biến từ một phần nguyên liệu lá gai. Loại lá hơi sần, xốp, khô khô thoạt nhìn giống như lá dâu tằm và mọc khắp các ngõ quê. Chiếc bánh hình tháp đó tượng trưng cho vùng có nhiều tháp Chăm, một hình tượng của xứ Đồ Bàn. Không phải ngẫu nhiên người xưa đặt tên cụm tháp Chăm ở xã Phước Hiệp (Tuy Phước) là tháp Bánh Ít. Đó là 5 ngọn tháp sừng sững hàng trăm năm đứng vững, trường tồn, mặc cho thời gian và phong ba bão táp.



    Câu chuyện về bánh ít lá gai cũng không kém phần thú vị. Chuyện rằng, có người đàn ông ngày ngày mang bánh ra chợ bán, nhưng loại bánh không biết tên là gì. Một hôm, một người phụ nữ đến mua và nói: “Bán cho tôi ít cái bánh về mẹ chồng tôi ăn thử”. Người bán bánh chợt nghĩ ra cái tên “bánh ít” cho thứ bánh của ông ta. Theo ông bán bánh, bởi vì lâu nay người mua chỉ nói mua về cho con, không ai nói mua về cho mẹ. Nay có duy nhất một người nói mua về cho mẹ chồng, ít có người hiếu thảo với mẹ chồng như vậy, nên tôi đặt tên là bánh ít, hay bánh hiếu thảo.

    Khi làm bánh, cần chọn những lá gai có màu xanh tươi, lớn vừa phải để trộn vào bột bánh không bị lợn cợn. Lá gai trước khi chế biến phải rửa sạch, luộc chín, vắt khô sau đó cho vào cối quết nhuyễn. Gọi là quết vì là cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu. Công đoạn này khá vất vả vì nếu giã nhuyễn thì bánh ăn sẽ mềm mịn hơn. Tiếp theo bỏ gạo nếp và đường vào giã quyện vào nhau. Đây là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức để có những chiếc bánh thơm ngon. Gạo nếp được vo sạch, ngâm nước và giã thành bột. Bột nếp được lọc lại nhiều lần để có một màu trắng mịn. Công đoạn làm nhân bánh bao gồm hỗn hợp đậu xanh, đường, dừa và thêm một chút vani cho thơm. Đậu xanh đãi vỏ, đem nấu rồi xay cho thật nhuyễn. Cùi dừa bào thành sợi, xào chung với đường và đậu xanh rồi vo thành viên. Khi đã xào nhân xong, người gói sẽ ngắt một miếng bột nếp, xòe mỏng thành hình tròn trên lòng bàn tay rồi cho nhân vào chính giữa, túm bốn bên lại cho khít, vo tròn. Để bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu, xoa đều trên tấm lá chuối xanh và gói lại theo hình tháp. Kế đến, cho bánh vào nồi hấp chín. Có nơi người ta đem hấp bánh trần đến khi bánh chín mới gói lại để giữ màu xanh của lá chuối. Lúc ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra chiếc bánh ít lá gai đen bóng, hấp dẫn.

    Bánh ít lá gai thường làm món ăn tráng miệng cho mọi người, vừa ăn bánh vừa nhâm nhi ly trà nóng mới cảm nhận được hết cái ngon, cái tao nhã của loại đặc sản này.

    Ngày nay, tuy thị trường có nhiều món bánh hiện đại, ngon, rẻ và bổ dưỡng hơn nhiều song người dân Bình Định vẫn không quên được bánh ít lá gai. Đây cũng là nét riêng trong văn hóa ẩm thực và văn hóa ứng xử của người Bình Định.

    (Theo LangVietOnline)
     
    hocsinhphumy86Date: CN, 25/11/2012, 11:43 PM | Message # 3
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Bún tôm Phù Mỹ (Bún tôm Châu Trúc)

    Làng Châu Trúc nằm quay mặt ra bờ đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ) là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh, giáp ba xã Mỹ Châu, Mỹ Lợi và Mỹ Thắng. Người dân làng Châu Trúc sống bằng nghề làm ruộng và chài lưới. Chính hai nghề này và tâm hồn người Châu Trúc đã tạo nên một món ăn thú vị, thấm đẫm hồn đất, hồn nước và mộc mạc như tâm hồn người dân cần cù lao động. Đó là món bún tôm Châu Trúc. Bún được làm ra từ gạo, kết hợp với tôm đất đánh bắt từ dưới đầm lên, đơn giản như một cộng với một bằng hai, vậy mà ai đã từng ăn một tô bún tôm Châu Trúc thì cứ mãi da diết về cái khẩu vị mộc mạc, nồng nàn.



    Đầu tiên phải kể đến khâu làm bún. Gạo được ngâm vào nước cho mềm rồi mang đi xay. Nước bột gạo được cho vào túi vải đăng ráo nước, sau đó đưa bột vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn. Dặn (khuôn) ép bún được làm bằng ống nhôm, một đầu để trống, một đầu hàn kín, đáy xăm lỗ li ti để khi ép, bún từ đó mà chạy ra. Thân dặn được lắp vào bàn ép đặt cố định trên nồi nước luộc bún bắc trên bếp lò. Người bán bún ép bún từ dặn, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc. Nước sôi, cọng bún gạo từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong là coi như bún chín, dùng rá vớt bún, xóc sơ qua trong nước nguội là coi như xong phần bún.
    Tôm đất được đánh bắt từ dưới đầm. Ở Châu Trúc, nhà nào cũng có từ vài chục đến vài trăm chiếc giẹp (đan bằng tre, trông giống như chiếc lờ) để bắt tôm. Mồi nhử tôm được làm bằng bột cám mịn rang đến độ thơm lừng, trộn với xương bò đốt cháy, nặn thành từng viên rồi bỏ vào trong giẹp. Chạng vạng tối, người ta đi thả giẹp, tờ mờ sáng thu giẹp về. Một trăm giẹp một đêm bắt cũng được cỡ chừng vài ba kg tôm. Tôm dùng làm bún phải là những con tôm còn sống, nhảy tanh tách. Người ta rửa sạch tôm, cho vào cối đá giã nhuyễn cùng với vài củ hành tươi. Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm cho vào bát, cho chút bột ngọt, nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát quậy đều (chính cái thao tác này mà người ta thường gọi bún tôm là bún quậy), sau đó cho bún vào, rắc mấy cọng hành ngò, vẩy chút tiêu. Bưng tô bún tôm bốc khói nghi ngút, người ăn tùy theo khẩu vị có thể cho thêm chút muối ớt, hoặc chút nước mắm nhỉ để tô bún trở nên mặn mà. Cái ngon của bún tôm là vị ngọt lành, tươi mát của tôm đồng, là vị mặn mà của bún gạo, vị cay của tiêu, ớt, vị nồng của củ hành, vị ngậy, bùi mà không ngấy của nước bún.



    Bún tôm là món ăn đặc trưng của làng quê Châu Trúc. Người Châu Trúc khai sinh ra nó và mang đi làm quà sáng khắp nơi. Ban đầu chỉ những xã cánh bắc huyện Phù Mỹ như Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Châu mới có bán bún tôm. Về sau bún tôm được phát triển ra các xã cánh nam của huyện Phù Mỹ. Một số người vẫn nhầm tưởng Bình Dương là "cái nôi" của bún tôm. Thực ra không phải vậy, thị trấn Bình Dương chỉ là nơi để người Châu Trúc "trình làng" món ăn độc đáo của mình.

    Trên quốc lộ 1A từ thị trấn Phù Mỹ ra đến Tam Tượng (xã Mỹ Châu) là "địa phận" của bún tôm. Những quán bún tôm liêu xiêu, bày một hai bộ bàn vuông, ghế dài đơn giản nhưng lúc nào cũng đông khách. Ở đây, bún tôm được xem là món quà sáng bình dân nhất. Trẻ con ăn tô bún tôm giá năm trăm đồng. Người lớn ăn tô bún giá một ngàn đồng là có thể no bụng.
    Bún tôm, món quà sáng giản dị, bình dân nhưng được nhiều người ưa chuộng. Ai đi xa về cũng ráng "để dành bụng" ăn vài tô bún tôm cho… đã thèm. Khách phương xa tới, lần đầu tiên ăn tô bún tôm thấy ngồ ngộ nhưng ăn rồi thì lại thấy "ghiền hồi nào không biết". Ông bạn tôi là nhà báo, rong ruổi trong Nam ngoài Bắc, một lần ghé thăm quê bạn, được ăn tô bún tôm, vậy mà cứ nhắc mãi. Gặp nhau qua điện thoại lại hay hỏi thăm: "Quê mi chừ người ta còn bán bún "quậy" nữa không?". Còn chớ! Đầm Châu Trúc còn nước mênh mang, còn con tôm đồng rong ruổi; đồng ruộng vẫn còn cây lúa lên xanh, đơm bông, trĩu hạt, Châu Trúc vẫn mãi còn món bún tôm để người đi cứ khắc khoải nhớ về…

    (Kim Sơn - http://amthuc.net.vn)
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Quê hương Bình Định - Đất nước - Con người » Chợ tre - nét đẹp văn hóa vùng đất võ
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024