Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 240 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1177 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1264 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1298 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1378 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1366 / ph: 0)
  • Tình (xem 1448 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1380 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1654 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1392 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1621 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1386 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1421 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1445 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1482 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1414 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1374 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1815 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1147/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1213/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1106/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1104/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1107/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1240/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1251/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1424/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1334/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1288/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1436/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1305/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1392/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1614/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1433/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1331/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1373/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1332/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Quê hương Bình Định - Đất nước - Con người » Chùa Ông Núi, cảnh đẹp Bình Định
    Chùa Ông Núi, cảnh đẹp Bình Định
    GuestDate: T.6, 01/03/2013, 8:03 AM | Message # 1
    Nhóm: Guests





    Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự - một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.
    Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra.


    Toàn cảnh chùa

    Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông.


    Tượng Mộc Y Sơn Ông

    Năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”.


    Lối lên núi

    Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện.


    Chánh điện

    Đứng từ cổng chùa, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Bước chân ra khỏi chùa, nhiều du khách sẽ thấy lòng thanh thản và bỗng thấy cõi nhân gian thật hữu tình.
    Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá thâm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương.
    </i>
    Theo THANH HẢI
    <i>Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần


    Added (01/03/2013, 8:03 AM)
    ---------------------------------------------
    Chùa Ông Núi ở Bình Định

    Danh thắng Linh Phong Thiền Tự được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là chùa Ông Núi - một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Bình Định, tọa lạc trên sườn phía đông nam núi Bà, thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.



    Con đường đất dẫn đến chân núi Bà có những cây duối cổ thụ trồng ở hai bên thẳng tắp. Mỗi cây cách nhau chừng 5m, tán rộng, lá xanh mơn mởn. Lúc chúng tôi đến đã tầm 10 giờ trưa, những tia nắng tháng 4 đang nhảy nhót trên tán lá, tiếng ve vọng ra từ những hốc cây khiến khung cảnh càng trở nên quyến rũ. Đi hết con đường có những cây duối hai bên là đến chân núi Bà, nơi có cổng chào - cửa ngõ để lên chùa Ông Núi.

    Đường lên chùa cao hàng ngàn bậc đá. Những bậc đá được hình thành từ những khối đá lớn xếp chồng lên nhau. Để lên được tới chùa thật sự vất vả với những người không quen leo núi, nhưng cảnh đẹp hai bên đường đã thôi thúc chúng tôi: những bảng chỉ dẫn được khắc vào vách đá tự nhiên; những bông lau nghiêng mình trong nắng, thi thoảng có những tán cây lá vàng ươm hoặc đỏ chót trông rất thích thú; những chú dê núi nép mình trong hang đá đứng nhìn du khách...
    Vượt qua những bậc đá xếp chồng lên nhau, cuối cùng chúng tôi cũng đến được chùa. Dừng nghỉ ở mảnh đất trước cổng chùa, nơi có những tán phượng, xà cừ đan kín vào nhau mát rượi. Đứng ở khoảng không này phóng mắt về phía đông là biển xanh tít tắp, nhìn thấy những đợt sóng duềnh lên trắng xóa nơi ghềnh đá gần bờ. Thu tầm mắt lại gần hơn, chúng tôi được ngắm một bức tranh nông thôn từ trên cao xuống, với lô nhô những nóc nhà, những cánh đồng vàng ươm, những con đường ngang dọc... Quay lưng về phía tây là cổng chùa Ông Núi mới được trùng tu, đứng trang nghiêm giữa núi rừng.

    Thật ấn tượng khi vừa bước qua cổng chùa đã bắt gặp ngay đài sen với làn nước trong vắt và trên mặt là những bông sen trắng điểm xuyết vài khóm súng tím... Kiến trúc chùa đã được trùng tu trở nên rộng rãi và rất quy mô. Những điện thờ được thiết kế khang trang hơn nhưng vẫn giữ được thần khí; những mái ngói đỏ au, nhấp nhô dưới tán cây cổ thụ, những hàng cột thẳng tắp bên hiên chùa và lối đi tạo nên sự trang nghiêm cổ kính. Mùi nhang trầm phảng phất giữa chốn thiền môn
    khiến lòng người trầm lặng hơn. Điểm đặc biệt là xuyên qua khuôn viên chùa còn có một dòng suối quanh năm nước chảy róc rách, trong vắt, mát lành.
    Hồi hộp nhất trong chuyến thăm chùa Ông Núi là khi lên viếng hang Tổ. Con đường từ chùa chính lên hang Tổ vẫn còn nguyên vẹn vẻ tự nhiên như đã vốn có hàng trăm năm nay. Hang Tổ là một vách sâu do các hòn đá lớn chồng lên nhau tạo nên, nơi đây là chốn mà ngày xưa Lê Ban, tức thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì - người đã sáng lập ra chùa Ông Núi chọn làm nơi tu hành từ năm 1702. Tương truyền ban ngày ông ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba đường rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đệ tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết đưa lên núi để dùng. Người xưa còn kể mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì có một nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi ông đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào. Nhà sư đó mặc áo quần làm bằng vỏ cây nên được gọi là Mộc Y Sơn Ông. Bây giờ trong hang Tổ nhân dân trong vùng và các đệ tử của Lê Ban đã lập bàn thờ và có đặt tượng Mộc Y Sơn Ông, xem đây là chốn linh thiêng nhất của quần thể chùa Ông Núi.
    Qua lời kể của một vị sư già thì chùa Ông Núi được chúa Nguyễn Phước Chu lệnh cho quan địa phương xây dựng chùa bằng ngói năm 1733 và đổi tên là Linh Phong Thiền Tự. Năm 1965 ngôi chùa cổ bị bom đạn cháy và chùa mới được xây dựng lại. Hằng năm, vào ngày 24 và 25 tháng giêng âm lịch, người dân ở huyện Phù Cát và khách thập phương lại nô nức
    trẩy hội chùa Ông Núi. Cũng theo nhà sư này thì vào mỗi mùa thi, học sinh trong vùng thường đem sách vở lên chùa để học. Vì không gian nơi đây yên tịnh. Đặc biệt nơi này ngày xưa Ðào Tấn - một nhà văn hóa lớn
    của nước ta, đã đến cư trú một thời gian để dùi mài kinh sử... Chúng tôi hạ sơn khi chiều xế bóng, tiếng chuông chùa
    vọng theo khiến lòng miên man, trầm lặng. Tôi lẩm bẩm những câu phú của Đào Tấn mà tôi đã đọc được ở chùa: “Một cảnh khói hoa trời tự tại/ Mười năm hồ hải giấc quy lai/ Ðây học trò lành âu cũng Phật/ Chùa tên Ông Núi
    ngỡ chốn Tiên...”.
    ĐẶNG THIÊN SƠN (Quy Nhơn)
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Quê hương Bình Định - Đất nước - Con người » Chùa Ông Núi, cảnh đẹp Bình Định
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024