Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 240 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1178 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1264 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1298 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1378 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1366 / ph: 0)
  • Tình (xem 1448 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1380 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1654 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1392 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1621 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1386 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1421 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1445 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1482 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1414 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1374 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1815 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1147/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1213/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1106/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1104/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1107/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1241/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1251/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1424/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1334/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1288/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1436/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1305/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1392/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1614/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1433/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1331/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1374/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1333/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Tôi có ý kiến » Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, không việc gì phải hốt hoảng (GDVN)
    Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, không việc gì phải hốt hoảng
    hocsinhphumy86Date: T.7, 16/08/2014, 9:47 AM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, không việc gì phải hốt hoảng
    
    Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền
    (GDVN) - Ở các nước công nghiệp tiên tiến, người ta xem thất nghiệp là hiện tượng bình thường, còn ở Việt Nam được xem là vấn đề rất "bất thường".
    Nữ sinh bị bố bỏ rơi được độc giả Báo GDVN tài trợ 100% tiền họcNgành Cử nhân Dinh dưỡng ĐH Y Hà Nội bố điểm chuẩnĐồng phục học sinh từ bình đẳng thành ám ảnhNhân tài ở Việt Nam: Sự khác biệt giữa lý tưởng và thực tế
    Nạn thất nghiệp là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại. Ở các
    nước công nghiệp tiên tiến, người ta xem thất nghiệp là hiện tượng bình
    thường. Như ở Mỹ, thất nghiệp vẫn có lương và có nhiều thời gian rảnh để
    đi du lịch. Tuy nhiên, nạn thất nghiệp lại là vấn đề rất “bất thường”
    đối với một nước còn nặng tư duy tiểu nông chậm tiến như Việt Nam.
    Theo thống kê của các cơ quan chức năng, đầu năm 2014, cả nước có
    162.400 người có trình độ đại học bị thất nghiệp. Đặc biệt, ở đất học
    Nghệ An, hiện có tới 4.000 cử nhân đang thất nghiệp hoàn toàn. Số còn
    lại có khá nhiều người làm nghề tay trái hoặc việc làm không ổn định. Có
    nhiều lý do khiến nạn thất nghiệp gia tăng ở Việt Nam. Sau đây là một
    vài nguyên nhân cơ bản:
    Tình trạng thất nghiệp xuất phát từ sự quản lý thiếu chặt chẽ của
    ngành giáo dục và đào tạo. Các trường đại học đào tạo tràn lan: chính
    quy, từ xa, tại chức, liên thông... Rồi lại có đào tạo công khai, đào
    tạo chui, hướng tới phổ cập đại học, biến trường đại học thành trường
    phổ thông cấp Bốn. Đào tạo đại trà như vậy nên nhiều người học xong đại
    học bị thất nghiệp, học tiếp thạc sĩ cũng thất nghiệp…


    Đầu năm 2014, cả nước có 162.400 người có trình độ đại học bị thất nghiệp (Ảnh minh họa)

    Nhà trường dạy những thứ mà nền kinh tế thị trường không cần. Nền
    kinh tế thị trường đang cần những con người năng động, bắt kịp xu hướng
    tiến bộ của toàn cầu thì chương trình đào tạo của một số trường tỏ ra
    khá bảo thủ. Sau khi thu học phí và đào tạo xong, họ “vứt” sinh viên ra
    đường, không cần quan tâm những sản phẩm của mình có được xã hội sử dụng
    hay không và cũng không cần điều chỉnh chương trình để theo kịp thời
    đại.

    Nữ sinh bị bố bỏ rơi được độc giả Báo GDVN tài trợ 100% tiền học

    Do còn ảnh hưởng tư duy thời bao cấp, nhiều thí sinh vẫn còn khá mặn
    mà với các ngành khoa học cơ bản mà coi thường các môn kinh tế kỹ thuật.
    Nhìn vào khoa Ngữ văn của một số trường dân lập ở miền Nam, ta thấy đại
    đa số sinh viên là người gốc Bắc (có truyền thống giỏi văn chương).
    Trước đây, mỗi năm, các trường này cho ra “lò” khoảng 300 cử nhân Ngữ
    văn trong khi các khu công nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… lại
    không có nhu cầu tuyển sinh viên giỏi thơ phú.
    Thời phong kiến, người ta quan niệm học để làm người nhưng bây giờ
    chỉ “làm người” thôi cũng không có tiền để sống cho ra con người. Rồi
    người ta còn phấn đấu học để làm thầy (thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề,
    quan chức…). Đáp ứng nhu cầu ấy, các trường sư phạm, hệ sư phạm mọc lên
    như nấm khắp các tỉnh. Điều đó khiến sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp rất đông.
    Có một thời, người ta không mặn mà với nghề cơ khí, xây dựng cầu
    đường vì nghĩ rằng nó chỉ là… thợ. Rồi xu hướng chọn đại học, không muốn
    học trung cấp cũng xuất phát từ tư duy học để làm thầy chứ không phải
    học làm thợ. Trong một xã hội mà thầy nhiều quá thì dĩ nhiên nhiều thầy
    phải thất nghiệp. Một thạc sĩ không muốn đi làm gia sư, một bác sĩ không
    muốn về công tác ở trạm y tế xã… Lối sĩ diện ấy cũng góp phần làm gia tăng nạn thất nghiệp.
    Ngày nay, khi phong trào học học tập lên cao, người ta đua nhau phấn
    đấu nuôi “gà nòi” để đậu đại học. Các nhà đua nhau, các họ đua nhau, các
    làng cũng đua nhau học cao chỉ để khoe tiếng gáy. Học sinh bị cha mẹ ép
    học đến mức khờ khạo, thiếu kỹ năng sống. Khi học xong ra trường, nhiều
    sinh viên ngơ ngác như đứng trước ngã tư xe cộ tấp nập mà không biết làm thế nào để băng qua đường.
    Để giảm nạn thất nghiệp, trước hết phải xóa bỏ tư duy phong kiến và
    bao cấp, xóa bỏ nạn phân biệt bằng cấp, nghề nghiệp, hư danh. Phải công
    khai quy chế tuyển dụng đối với các cơ quan nhà trước. Các nhà quản lý
    phải giảm bớt “nói” để dành thời gian cho “làm”, tạo ra nhiều công ty,
    xí nghiệp giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường. Tuy nhiên, để
    biến “tư duy làng xã cổ truyền” thành “tư duy công nghiệp hiện đại” là
    rất khó, phải tốn nhiều thời gian nhưng không thể không thực hiện ngay từ bây giờ.
    Bài viết là quan điểm của Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền hiện đang là Giảng viên Khoa Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam. Đây cũng là một tiếng nói, một góc tiếp cận các vấn đề của giáo dục đương đại cần được quan tâm, tháo gỡ.

    http://giaoduc.net.vn
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Tôi có ý kiến » Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, không việc gì phải hốt hoảng (GDVN)
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024