Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 241 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1178 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1264 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1300 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1378 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1367 / ph: 0)
  • Tình (xem 1448 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1380 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1654 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1392 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1621 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1386 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1421 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1445 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1482 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1415 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1376 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1815 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1147/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1214/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1106/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1104/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1107/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1241/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1251/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1424/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1334/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1288/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1436/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1305/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1392/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1614/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1433/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1331/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1374/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1333/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Thông Báo » Thông báo: kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường
    Thông báo: kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường
    hocsinhphumy86Date: CN, 02/03/2014, 6:38 PM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Thông báo : của hội học sinh Phù Mỹ 1 khoá 1983 - 1986 :
    Trường THPT Số 1 Phù Mỹ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường ( dự
    kiến tổ chức ngày 30-08-2014 -.Ngày tổ chức chính thức  sẽ được thông
    báo trên Website của trường: http://thptphumy1-binhdinh.edu.vn )
    Hội  học sinh khóa 1983 - 1986 đã họp bàn và thống nhất:
    Các Bạn khóa 83 - 86 ủng hộ gây quỹ cho chương trình tham gia hưởng
    ứng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Số tiền ít nhất là 300 nghìn
    VNĐ hoặc nhiều hơn tuỳ vào điều kiện và lòng hảo tâm của các Bạn. Danh sách các Bạn ủng hộ gây quỹ sẽ được cập nhật liên tục trên Website của hspm86 :(http://hocsinhphumy86.ucoz.com)
    Các Bạn ở Quy Nhơn và các tỉnh tham gia hãy gởi tiền vào tài khoản của
    Võ Thị Tuyết (Lớp A-hspm86) : tại Sacombank - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bình Định. - Số tài khoản : 0400 0110 0132
    (Võ Thị Tuyết – ĐT : 0916.716.836 - Chỗ ở :15 Lê Xuân Trữ, Quy Nhơn – GĐ-TT dạy nghề Hội LHPN tỉnh Bình Định)
    Các Bạn ở Phù Mỹ và các huyện trong tỉnh tham gia hãy liên hệ với : Nguyễn Thị Minh - ĐT : 0988.195.606 (Lớp K-hspm86)- Kế toán Trường THPT số 1 Phù Mỹ
    Mong các bạn quan tâm và ủng hộ. Chào thân ái ! Chúc các bạn vui vẻ  - hạnh phúc, thành đạt ! Mọi thắc mắc xin liên hệ Nguyễn Quốc Đạt - ĐT : 0914.068.347 (Lớp B-hspm86)



    Phù Mỹ - Những ngôi trường ngày xưa
    ...
    QUẬN PHÙ MỸ : 4 TRƯỜNG

    1 - Trung Học Lê Chất:



    Tháng 10 - 1964, thành lập trường Trung Học Công Lập Phù Mỹ. Khai giảng niên khóa đầu tiên (1964 - 1965), trường mở 1 lớp Đệ thất, thầy Nguyễn Văn Tân làm Hiệu Trưởng, và mượn phòng của trường Tiểu Học Phù Mỹ để giảng dạy.

    Niên khóa 1967 - 1968, Trường có 4 lớp: 1 Thất, 1 Lục, 1 Ngũ, 1 Tứ. Giữa năm học, ông Nguyễn Văn Tân nhận lệnh nhập ngũ. Ngày 8-1-1968, thầy Trương Quang Tấn về làm Xử lý thường vụ. Cũng trong niên khóa này trường Trung học dời về địa điểm mới, ở cây số 1, cách Quận Đường 1 km về hướng Nam. Trường mới, có 3 phòng xây lợp tôn, nằm về phía Bắc của khuôn viên rộng hơn nửa mẫu tây, ở bên trái Quốc lộ 1 nếu từ Nam ra Bắc. Tháng 3-1968, Cơ Quan Viện Trợ Hoa Kỳ cho Trường 4 phòng đúc, nhưng họ chỉ cung cấp sắt cây, 200 bao ciment và 200 tấm tôn. Sau khi chiết tính, Trường chỉ đủ xây 2 phòng và đóng trần cho 3 phòng cũ. Phải bán hết sắt với một số ciment, để mua gạch, cát và trả tiền công thợ.

    Niên khóa 1968 - 1969, trường tăng 6 lớp, vì thu nhận đến 3 lớp Đệ thất.

    Năm khóa 1969 - 1970, trường có đến 11 lớp, ngoài 3 Thất chính thức, Trường còn nhận thêm 3 lớp Thất dự khuyết. Mỗi học sinh dự khuyết phải đóng cho Hội Phụ Huynh 10.000$ để xây cổng trường và bờ rào. Đáp ứng với đà gia tăng sĩ số, Bộ Giáo Dục cho xây 6 phòng lợp ngói. Dãy lớp này, nhà thầu Nguyễn Hợp thi công, ở phía Nam và đối diện với 5 phòng phía Bắc qua một sân trường rộng. Bấy giờ trường có 9 phòng học và 2 làm văn phòng.

    Giữa năm 1970, Nguyễn Văn Tân trở lại Trường và làm Hiệu trưởng trong hai niên khóa (1970 - 1972). Ông được thuyên chuyển vào Sài Gòn, bàn giao chức vụ Hiệu trưởng cho Trương Quang Tấn theo Sự vụ lệnh của Bộ Giáo Dục. Sau đó, thầy Tấn vào Sài Gòn học khóa Quản trị Học đường và được hợp thức hóa bằng Nghị định.

    Niên khóa 1972 - 1973, Trường mở một lớp 10 ban B, và xin Bộ Giáo Dục cấp giấy phép trường Đệ Nhị cấp.

    Niên khóa 1973 - 1974, Trường có 23 lớp, gồm: 9 lớp Sáu, 6 lớp Bảy, 4 lớp Tám, 2 lớp Chín, 1 lớp 10B, 1 lớp 11B. Bộ Giáo Dục cử thầy Trần Đại Nghĩa làm Tổng Giám Thị bằng Sự vụ lệnh và hợp thức hóa bằng Nghị định. Đồng thời Bộ cũng chi ngân sách cho xây cất dãy phòng phía tây bằng xi măng cốt sắt. Đợt đầu xây 4 phòng trệt, giữa có gian cầu thang rộng, tiện việc lên xuống nhiều người cùng lúc.


    Trung Học Phù Mỹ, lễ tổng kết 1968

    Niên khóa 1974 - 1975, Trường phát triển 32 lớp, gồm: 9 lớp Sáu, 9 lớp Bảy, 6 lớp Tám, 4 lớp Chín, 2 lớp 10 (1A+ 1B), 1 lớp 11B, 1 lớp 12B. Dãy 8 phòng ở phía Tây, tiếp tục xây 4 phòng lầu, nhưng mới thực hiện được 3 phòng, thì chấm dứt. Và
    đây là niên khóa cuối cùng của trường Trung Học Công Lập Đệ Nhị Cấp Lê Chất, trong khi học sinh lớp 12B, sau 7 năm theo học bậc trung học, chưa kịp thi lấy bằng Tú tài phổ thông.
    ---------------------------

    2 - Trung HọcToàn Mỹ:

    Trường Trung học tư thục Đệ Nhất cấp của Công Giáo, thành lập từ niên khóa 1960- 1961,
    Linh mục Hóa làm Hiệu Trưởng. Trường xây cất bằng vật liệu kiên cố, có lầu và tọa
    lạc trên một khu đất rộng, ở thôn An Hoan xã Mỹ Chánh. Cảnh trường rất nên thơ,
    nằm cạnh khúc sông đẹp, gần bến ghe bầu, buôn bán tấp nập. Nhờ có trường Trung
    Học Toàn Mỹ, con em các gia đình nghèo ở các xã Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ
    Cát, Mỹ Tài... đỡ phần thất học vì không đủ đài thọ đi xa để theo học ở Trung Học
    Tăng Bạt Hổ Bồng Sơn hay Trung Học Cường Để Qui Nhơn.

    3- Trung Học Đồng Công ở Nhà Đá:

    Trường Trung học tư thục Đệ Nhất cấp của Giáo Hội Công Giáo, ở xã Mỹ Hiệp, thành lập từ
    niên khóa 1964 - 1965.

    4- Trung HọcBồ Đề Phù Mỹ:

    Bồ Đề Phù Mỹ là Trung học Tư thục Đệ Nhất cấp của Giáo Hội Phật Giáo, ở quận lỵ,
    thành lập khoảng năm 1964 và phát triển đến lớp Đệ tứ.
    ...
    Trích từ : BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ
    TruongNghi -  http://nonnuocbinhkhe.blogspot.com

    ----------------------------------------------------------------------
    Lê Chất

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Bàn thờ Lê Chất trong Lăng Ông (Bà Chiểu)

    Lê Chất (chữ Hán: 黎質, 1769[1] - 1826) là danh tướng của triều Tây Sơn, sau theo triều Nguyễn trong lịch sửViệt Nam.
    Thân thế và sự nghiệp :
    Ông là người ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Lúc đầu, ông theo Tây Sơn, lập nhiều chiến công, được phong tới chức Đô đốc, thuộc quyền của Tư lệ Lê Trung. Vì mến tài ông, vị quan này đã đem con gái của mình là Lê Thị Sa gả cho.
    Sau khi vua Quang Trung mất (1792), nội bộ vương triều Tây Sơn dần suy yếu, rạn nứt. Trước tình cảnh đó, Lê Chất lo sợ triều vua Cảnh Thịnh sẽ sớm tan vỡ từ bên trong, nên nhiều lần bàn với cha vợ đầu hàng Nam triều, nhưng Lê Trung chần chừ chưa quyết. [2]
    GS. Nguyễn Khắc Thuần thuật chuyện:
    Nhân thấy tướng của Nguyễn Phúc ÁnhNguyễn Văn Tính đóng quân gần đấy nên bàn với cha vợ ra hàng. Nhận thấy Lê Trung cứ chần chừ không quyết. Thấy không thể thuyết phục được, Lê Chất bèn viết thư xin hàng gửi cho Nguyễn Văn Tính. Thư được dâng lên, Nguyễn Phúc Ánh nói: "Lê Chất là đứa giảo hoạt, cho nên, lời này chưa hẳn đã là lời thực đâu."Sau, Lê Trung biết chuyện gửi thư, bèn chỉ mặt Lê Chất quát mắng...[3].Bị khiển trách, Lê Chất không dám bỏ đi, mãi cho đến năm 1798, khi ấy Lê Chất đang đóng quân ở Trà Khúc (Quảng Ngãi) thì nội bộ nhà Tây Sơn lại xảy ra nhiều chuyện lục đục.
    Sử gia Trần Trọng Kim kể: Năm Mậu Ngọ (1798) Tiểu triều[4] là Nguyễn Bảo căm tức vua Cảnh Thịnh là Nguyễn Quang Toản chiếm giữ mất đất Quy Nhơn, bèn định bỏ về hàng Nguyễn Triều. Vua Cảnh Thịnh biết mưu ấy, sai tướng vào bắt Nguyễn Bảo đưa về dìm xuống sông giết đi.Lại có người nói gièm rằng việc Tiểu Triều làm phản[5] là tại quan trấn thủ Lê Trung. Vua Cảnh Thịnh triệu Lê Trung về Phú Xuân, sai võ sĩ bắt chém đi. Được ít lâu quan Thiếu phó Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết. Từ đó quân Tây Sơn ai cũng nản lòng, có nhiều người bỏ theo về Nguyễn Vương.Bấy giờ có người con rễ Lê Trung là Lê Chất vốn là người đánh trận giỏi có
    tiếng, quan làm đến chức đại đô đốc; đến khi thấy vua Tây Sơn hay nghi kỵ mà giết hại các công thần như vậy, bèn bỏ trốn sang hàng nhà Nguyễn. Nguyễn Vương trọng dụng cho làm chức Tướng quân.[6]
    Sử gia Ngô Giáp Đậu chép: Gặp lúc có biến của Tiểu triều, Quang Toản nghi ngờ Trung có dự vào mưu đó,
    lệnh cho bắt mà giết đi. Lại xuống lệnh lùng bắt Chất rất gấp. Chất phải chọn lấy một tên đầy tớ có mặt mũi gần giống mình, cho uống thuốc độc chết khiến cho quân của Quang Toản tưởng mình đã tự tử, rồi trốn vào ẩn náu trong núi Trà Bồng (là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi).Một người bạn của Chất, chơi thân với Tổng quản Tây Sơn là Lê Văn Thanh, giới thiệu Chất vào giúp việc trong trướng. Chất vẫn ngầm có ý qui
    thuận Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh), gặp lúc quân Nam triều ra đánh, Chất dẫn
    hơn hai trăm quân bản bộ tới trước quân doanh của Võ Tánh xin hết sức lập công...[2]
    GS. Nguyễn Khắc Thuần kể thêm:
    Năm 1799, Lê Chất đem 200 người đến Quy Nhơn, gặp tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Võ Tánh để xin hàng. Nguyễn Phúc Ánh cho Lê Chất làm thuộc tướng của Võ Tánh, đồng thời cho người đón mẹ và vợ con của Lê Chất vào Gia Định để nuôi nấng. Từ đây, Lê Chất gắn bó với Nguyễn Phúc Ánh đến hết đời...[3].Về với Nguyễn Phúc Ánh, Lê Chất lần lượt trải chức:
    Năm 1801, ông được phong Quận công, lãnh nhiệm vụ đánh nhau với quân Tây Sơn.
    Năm 1802, ông làm Khâm sai chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân, dẫn bộ binh đi đánh chiếm Bắc Hà.
    Năm 1803, ông cùng Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Khiêm trông coi việc xây dựng kinh thành Huế.
    Năm 1810, ông làm Hiệp tổng trấn Bắc Thành, cùng với Nguyễn Huỳnh Đức, Phạm Như Đăng.
    Năm 1818, ông lên làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong khoảng thời gian giữ chức này, dưới triều Minh Mạng, ông có biên soạn bộ Bắc Thành dư địa chí (gồm 12 quyển viết bằng chữ Hán) với sự tham gia của các nho sĩ Bắc Hà[7].
    Năm 1826, trong lúc đang tại chức, hay tin mẹ là bà Đào Thị qua đời ở quê, ông
    liền xin về. Lo chôn cất mẹ và sửa sang mộ cha vừa xong, bệnh cũ của ông tái phát, chữa trị mãi không khỏi.
    Lê Chất mất vào ngày 10 tháng 7 năm Bính Tuất (tức 14 tháng 8 năm 1826), hưởng thọ 57 tuổi, được truy tặng Thiếu phó, thụy là Trung Nghị.

    Vụ án Lê Chất
    Mặc dù có thực tài, lập được nhiều công lao, nhưng mỗi lần Lê Chất được
    trọng thưởng là mỗi lần ông bị kèn cựa, xoi mói. "Đại Nam chính biên liệt truyện" có chép chuyện ông bị phe phái của tướng Đặng Trần Thường buông lời gièm pha[8], đến nỗi vua Gia Long đem vụ việc ra cho triều thần bàn nghị là một ví dụ.
    Nhưng đại họa - vụ án do Minh Mạng thi hành đối với ông - chỉ xảy đến sau khi ông mất đã 10 năm[9].
    Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
    Án Lê Văn Duyệt phát ra năm trước thì năm sau (Bính Thân, 1836) có quan Lại bộ tả thị lang Lê Bá Tú dâng sớ truy hặc Lê Chất phạm những 16 tội. Vua Minh Mạng dụ rằng:...Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giả thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội.Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ "Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp" để làm gương cho kẻ gian tặc muôn đời. Còn vợ hắn là Lê Thị Sai cùng ở một nhà, dự biết mưu bạn nghịch, xử vào cực hình, cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp. Vậy Lê Thị Sai cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ, đều cải làm trảm giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho.Và có lời bình:
    Quan quân bình xong giặc Lê Văn Khôi rồi vua Thánh Tổ sai phá thành Phiên An đi, xây lại chỗ khác và ngài xuống chiếu định truy tội Lê Văn Duyệt và tội Lê Chất. Cứ bình tĩnh mà xét, thì chẳng qua là vua Thánh Tổ vốn
    có ý không ưa hai ông ấy, rồi đình thần lại nhân đó mà bới việc ra để chiều ý ngài, cho nên thành ra hai cái án thật là không đáng.[10]Mãi đến năm Mậu Thân (1868), vua Tự Đức mới truy phục chức tước cho ông. Sau này, nhà văn Phan Khôi (1887 - 1959) khi đến viếng mộ Lê Chất, có làm một bài thơ cảm hoài sau:
    Viếng mộ ông Lê Chất
    Bình Tây trấn Bắc sử nghìn thu,
    Ấy cỏ mờ rêu đất một u.
    Ấy dũng ấy trung là thế thế!
    Mà ân mà nghĩa ở mô mô?
    Chim gào hờn sót xuân ầm ỹ;
    Hùm thét oai lưa gió vụt vù,
    Cái chuyện anh hùng ai nhắc nữa,
    Hồ Tây văng vẳng tiếng chuông bu!
    (báo Thực Nghiệp, 1921)

    Thông tin liên quan
    Lúc còn sống, Lê Chất là quan đồng triều, là bạn thân của Lê Văn Duyệt, và cùng chịu án oan như nhau. Có lẽ đó là lý do chính, khiến Hội Thượng
    Công Quý Tế lập bàn thờ ông tại Lăng Ông Bà Chiểu[11].
    Năm 1910, khi sở công chánh Hà Nội đào quãng đường từ đền Quán Thánh đến phủ Toàn quyền Đông Dương để đặt trụ điện, đã cho bốc mộ Lê Chất; và người ta đã tìm thấy cân đai, áo mũ hãy còn nguyên vẹn. Hài cốt của ông sau đó được cải táng ở bên vườn Bách thú Hà Nội.

    Liên kết ngoài
    Lê Chất
    (theo : http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Ch%E1%BA%A5t)
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Thông Báo » Thông báo: kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024