Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 252 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1188 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1276 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1309 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1390 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1379 / ph: 0)
  • Tình (xem 1457 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1390 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1666 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1404 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1633 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1394 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1432 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1456 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1492 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1427 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1384 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1833 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1157/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1224/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1117/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1114/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1118/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1251/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1262/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1434/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1346/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1296/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1448/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1314/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1402/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1626/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1443/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1340/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1383/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1344/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Tôi có ý kiến » Tranh cãi 'nghèo cùng cực không nên học đại học'
    Tranh cãi 'nghèo cùng cực không nên học đại học'
    hocsinhphumy86Date: T.3, 15/07/2014, 10:54 AM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline
    Tranh cãi 'nghèo cùng cực không nên học đại học'
    - Những câu chuyện gia đình vất vả: "Cha bắt chim rừng làm lộ phí cho con đithi" "Cha ở ống cống, mẹ ăn cám nuôi con vào đại học"...gần đây đã làm dấy lên
    cuộc tranh luận trên mạng xã hội về việc có nên cổ suý "con nhà nghèo" theo đuổi
    con đường đại học khi mới tốt nghiệp THPT.

    Vấn đề càng trở nên gay gắt khi vàođầu tháng 7, lúc kỳ tuyển sinh ĐH đang diễn ra khốc liệt, thì Bộ LĐ-TB&XH công
    bố con số 162.000 lao động từ trình độ ĐH trở lên thất nghiệp.

    >> Cùng con đi thi, cha mang chim rừng xuống HN bán lo lộ phí
    >> Bố thủ khoa sống trong ống cống kiếm tiền nuôi con
    Trên một diễn đàn dành cho nhà báo trẻ, một nhà báo lâu năm đặt câu hỏi: Baogiờ thì báo chí dừng lại việc viết các câu chuyện về sự hy sinh cùng cực của bố
    mẹ để kiếm tiền cho những người con đi học đại học? Khi gia cảnh khốn khó, bố mẹ
    vất vả, con cái có thể “nhẫn tâm” học đại không?

    Những hình ảnh vạ vật buổi trưa,chờ thi chiều thế này thường thấy ở mùa thi (Ảnh Lê Huyền)
    Không ít ý kiến đồng tình trên mạng xã hội cho rằng là người con, trước hếtphải biết quan tâm, chăm lo cho cha mẹ, không để cha mẹ phải chịu những cảnh như
    “ở ống cống”, ăn cám thay cơm, hay bán máu... vì sự nghiệp học hành của con. Có
    những con đường khác để nuôi thân, kiếm tiền, rồi học chứ không thể bám vào sức
    lao động hay sự hy sinh của cha mẹ.
    Tuy nhiên, cũng mạnh mẽ không kém là các ý kiến cho rằng không thể ngăn cảnnhững nỗ lực vươn lên học tập của thí sinh và của cả gia đình họ. Khi sự hy sinh
    là tự nguyện, thì tận dụng sự hy sinh đó để hướng tới một tương lai tươi đẹp hơn
    – dù chưa thể chắc chắn về điều này – là điều nên làm và phải làm.

    VietNamNet thử mang "câu chuyện mạng" này tới các nhà quản lý giáo dục đại học
    để lắng nghe ý kiến.
    Không vì nghèo mà "ép" đi học nghề
    “Học đại học không phải là con đường duy nhất. Nhưng không thể lấy cái nghèora để cản bước những ai có khả năng và muốn đi trên con đường này”. Đây là quan
    điểm của bà Trần Thị Minh Hoà, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân
    văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
    “Nghèo không phải là tội lỗi. Ý chí vươn lên là quyền của con người. Tôikhông chia sẻ quan điểm “nhịn học đại học” để bố mẹ đỡ khổ. Quyền đi học là của
    mỗi con người. Tại sao các nước phát triển vẫn cho vay để đi học? Trên thế giới
    thiếu gì những người xuất thân nghèo khó nhưng nhờ học tập trở nên vô cùng thành
    đạt. Những em có ý chí, có năng lực phải được học.
    Câu chuyện Việt Nam thừa thầy thiếu thợ là đúng. Việc bằng mọi giá để có cáibằng đại học là sai lầm. Nhưng việc vào học nghề hay học đại học là do khả năng
    của mỗi người, không phải vì lý do kinh tế. Đừng lấy lý do kinh tế ra để “ép”
    người có khả năng học đại học phải đi học nghề”.
    Còn phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Đinh Thị Vân Chi cho rằng: Không nênlàm bất cứ việc gì bằng mọi giá. Bất cứ việc nào nếu làm bằng mọi giá cũng sẽ
    nảy sinh bi kịch. Nhưng trong chừng mực nào đó, nếu có thể khắc phục thì nên cố
    gắng”.
    Dẫn lại câu nói  “Cái khó ló cái khôn” – bà Vân Chi nhấn mạnh tới ý thức củanhững sinh viên có trường hợp đặc biệt “Khi cho con đi học, gia đình đã mất đi
    một lao động. Vì vậy, sinh viên cần xác định không gây khó khăn thêm cho bố mẹ,
    không làm bố mẹ vất vả thêm, thì cố gắng đi học”.
    Để có đủ kinh phí làm lộ phí đưa Hoàng Đức Hạnh về Hà Nội thi đại học, cha em mang kèm chim rừng xuống bán (Ảnh. V.Chung)“Cá biệt, có những sinh viên còn giúp đỡ trở lại được gia đình ngay từ nămđầu tiên. Điều này phụ thuộc vào quyết tâm, sự năng động, ý chí của mỗi em” – bà
    Vân Chi nhận xét.
    Bà Đinh Thị Mai, phó hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn khẳng định: “Đi học lànguyện vọng của các em và của cả gia đình. Các gia đình xác định cho con đi học
    đại học là phải vượt qua khó khăn, với hy vọng cuộc sống sẽ đỡ hơn hiện tại dù
    trước mắt là thời gian vất vả, và có thể họ còn chưa mường tượng được hết thực
    tế. Nhưng với họ, rõ ràng đã nhìn thấy những người từng đi khỏi làng quê, học
    đại học, và có được cuộc sống tốt hơn trước... Như thế là điều phải học tập
    rồi”.
    Thậm chí, có thể nhìn nhận kết quả học tập của sinh viên nghèo mới là họcthực chất. Học sinh nghèo không có điều kiện học thêm, không có máy tính, không
    được giúp đỡ gì... thì nếu đỗ đại học và học khá giỏi, đó chính là thực chất lực
    học của mỗi em” - bà Mai nhìn nhận.
    Từ kinh nghiệm quan sát thực tế, bà Mai cho biết, với những kiến thức thunhận được,từ hoạt động, sinh hoạt trong môi trường tập thể, những em này khi ra
    trường “vứt” vào đâu cũng thích nghi được, sớm hoà nhập với hoàn cảnh. Dù khi
    các em ra trường, xin được việc đúng ngành hay không, thậm chí có phải làm những
    công việc mà mọi người cho rằng không xứng đáng với tấm bằng đại học, nhưng lúc
    đó việc kiếm tiền cũng “dễ” hơn khi em chưa có bằng cấp, kiến thức.
    Vùng cấm nào cho con nhà nghèo?
    Những thí sinh có gia cảnh khó khăn mơ ước đổi đời từ việc học chọn thi vàonhững trường "nghe tên thấy có tương lai" như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Y Hà Nội,
    ĐH Ngoại thương... Đặc biệt với những thí sinh nghèo và học giỏi.
    Tuy nhiên, dường như không phải ngành học nào sinh viên nghèo cũng được “vuimừng chào đón”. Có những ngành mà những nhà quản lý, những người trong ngành có
    sự băn khoăn khó bày tỏ.
    Một chuyên gia trong lĩnh vực y học chia sẻ quan điểm mà theo ông, nói ra cókhi bị đánh giá, nhưng “vẫn muốn nói”.
    Đó là việc ông “rất ngại” việc con nhà nghèo theo học y, rất “sợ” những sinhviên thi vào trường y nhằm sau này thay đổi cuộc sống của gia đình, báo đáp cho
    bố mẹ. “Học y rồi ra trường làm việc thì cũng hưởng lương bậc như công chức,
    cùng lắm là thêm phụ cấp làm thêm giờ, nếu muốn có nhiều tiền thì kiếm đâu ra
    ngoài việc từ... bệnh nhân? Mà kể cả không đụng trực tiếp đến bệnh nhân, nhưng
    bắt tay với mấy nhà thuốc, hãng dược thì rồi cũng là móc túi bệnh nhân.
    Y khoa là một lĩnh vực học rất lâu, rất tốn kém. Đặc biệt nếu đi học y ở nướcngoài thì chi phí cực kỳ đắt đỏ. Vì vậy, hầu hết những người có nguyện vọng học
    y bây giờ chỉ có thể theo học đại học ở những trường trong nước.
    Câu chuyện người cha Nguyễn Hữu Định (áo đen) sống trong ống cống để có tiền cho con ăn học đã khiến nhiều người cảm động.... Có thể thấynhững giáo sư đầu ngành y trước đây hầu hết xuất thân từ những gia đình trung
    lưu, quý tộc, gia đình có truyền thống khoa bảng, hầu hết đã đi du học ngành y ở
    nước ngoài. Và họ thực sự rất giỏi, đam mê. Khách quan mà nói, rõ ràng khi gia
    đình ổn định về kinh tế, họ yên tâm nghiên cứu, làm việc và có những cống hiến
    thực sự cho nước nhà.
    Không thể nói rằng những sinh viên y nhà nghèo sau này ra trường sẽ thế nọthế kia, nhưng những cảnh bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân, mở phòng mạch chém
    đẹp bệnh nhân, y tá, điều dưỡng tiêm đau khi bệnh nhân không có gì nhét vào túi
    áo... tôi cho rằng không xuất phát từ những bác sĩ có nguồn gốc gia đình ổn định
    về kinh tế” – vị chuyên gia này kết luận.
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Tôi có ý kiến » Tranh cãi 'nghèo cùng cực không nên học đại học'
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024