Diễn đàn học sinh Phù Mỹ 1 khóa 1983 - 1986                 [ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy · Tìm trong diễn đàn · RSS ]



Những bài viết mới nhất từ diến đàn :
  • Hội ngộ đầu xuân 2017 (18/01/2017)
  • Danh sách các lớp nộp tiền tổ chức ... (04/06/2016)
  • KN 30 năm ngày ra tườrng kế hoach h... (22/02/2016)
  • Ngày 20/11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịc... (20/11/2015)
  • bài văn hay đã từng đạt giải trong ... (20/11/2015)
  • Trước ngày khai giảng, nói chuyện &... (04/08/2015)
  • Tại sao người ta lại hét vào nhau l... (20/05/2015)
  • 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học ... (18/04/2015)
  • Đàn ông cần một người phụ nữ như th... (12/04/2015)
  • Tổ tiên đã lưu lại 27 bí quyết, th... (05/04/2015)
  • 6 lợi ích thú vị ít ai biết của xoà... (03/04/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F5) (23/03/2015)
  • Siêu xe bất khả xâm phạm độc nhất c... (23/03/2015)
  • 100 lời khuyên ...(F4) (16/03/2015)
  • 5 tính năng cơ bản mà Windows Phone... (16/03/2015)
  • Triết lý trong cách hiểu lòng người... (15/03/2015)
  • 100 lời khuyên ... (F3) (09/03/2015)
  • Ngày 8/3, anh tặng cho em cả cuộc đ... (08/03/2015)
  • Những bài viết mới nhất từ trang chủ :
  • Quy định 4 biện pháp đăng ký... (xem 252 / ph: 0)
  • Anh có dám liều mình để sống... (xem 1187 / ph: 0)
  • Cậu sinh viên EINSTEIN (xem 1273 / ph: 0)
  • Đừng bao giờ trách móc bất k... (xem 1309 / ph: 0)
  • Sau một cơn say (xem 1389 / ph: 0)
  • Thư người chồng khuyên vợ qu... (xem 1379 / ph: 0)
  • Tình (xem 1457 / ph: 0)
  • Anh nợ Em (xem 1389 / ph: 0)
  • Thư cảm ơn của BLL cựu học s... (xem 1665 / ph: 2)
  • Tình Yêu Cafe (xem 1403 / ph: 0)
  • GẶP MẶT CỰU HỌC SINH 83-86 (xem 1632 / ph: 1)
  • ĐƯỜNG VỀ NHÀ (xem 1393 / ph: 0)
  • Tâm tình trên sông (xem 1429 / ph: 0)
  • Những ngày lao động Mỹ Thành (xem 1454 / ph: 0)
  • Viết cho người xưa (xem 1491 / ph: 0)
  • Kỷ niệm thức dậy (xem 1427 / ph: 1)
  • Tại ai ? (xem 1383 / ph: 0)
  • Đôi mắt (xem 1831 / ph: 5)
  • Những tư liệu mới cập nhật từ trang chủ :
  • HSPM86 dự đám cưới con Lê Thị Ánh ... (xem:1156/ ph:0)
  • HSPM86 dự liên hoan nhà mới Tấ... (xem:1223/ ph:0)
  • Hội ngộ 30 năm hspm86 sáng ngày 1/... (xem:1116/ ph:0)
  • Khai mạc Kỷ niệm 30 năm hspm86 sán... (xem:1113/ ph:0)
  • Đêm tổng dợt chương trình KN 30 nă... (xem:1118/ ph:0)
  • Tour "du lịch sinh thái" Phù Mỹ (0... (xem:1248/ ph:0)
  • Họp mặt đầu năm mùng 8 tháng giêng... (xem:1260/ ph:0)
  • Hình ảnh HSPM86 xuân Ất mùi (bạn b... (xem:1434/ ph:0)
  • Phần 2 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1345/ ph:0)
  • Phần 1 : Hình ảnh đám cưới HOÀI - ... (xem:1296/ ph:0)
  • Nhạc : Ôi Trái Tim Chỉ Biết Yêu Ng... (xem:1445/ ph:0)
  • Nhạc : Người muộn màng đã đến trướ... (xem:1313/ ph:0)
  • Nhạc : Một Đời Vẫn Nhớ - Quang Dũn... (xem:1401/ ph:0)
  • Phần 5 - Hình KN 50 năm Bạn bè gởi... (xem:1623/ ph:0)
  • Phần 4 - HSPM86 liên hoan tại NH M... (xem:1441/ ph:0)
  • Phần 3 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1339/ ph:0)
  • Phần 2 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1380/ ph:0)
  • Phần 1 - HSPM86 dự KN 50 năm ngày ... (xem:1343/ ph:0)

    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Những điều khó nói » Bất ngờ clip (P5) 'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN (Phần 5: Cái tội làm hỏng "công cụ thu hoạch" ....")
    Bất ngờ clip (P5) 'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN
    hocsinhphumy86Date: T.4, 08/05/2013, 1:56 AM | Message # 1
    Colonel
    Nhóm: Administrators
    Bài viết: 218
    Reputation: 0
    Status: Offline


    Thử hỏi chúng ta đã làm được cái gì cho quyền học tập của công dân. Chúng ta muốn được học những kiến thức
    đang chờ đón ở đằng sau cánh cửa đại học thì bắt người ta phải thi phải
    chọi nhau mới được bước chân vào. Nhưng người ta không có nhu cầu, bắt
    người ta phải học mới được bước chân ra. Nói gì thì nói, học hỏi là một
    cái quyền không ai được tước đoạt. Mọi người thường đấu tranh cho quyền
    được học tập nhưng dường như đâu đây trên trái đất này cần nhen lên sự
    đấu tranh cho quyền từ chối học tập. Tôi không hề ca ngợi hay cổ súy cho
    tinh thần trốn học, bỏ học. Nhưng nếu mình học một cái gì đó mà trở nên
    ngu đi thì còn là cái tội nặng hơn. Kiến thức không có tội, tội nằm ở
    đâu? 

    Chúng ta hãy coi quá trình học tập là
    một hoạt động thu hoạch. Ở đó người ta cần có công cụ để thu hoạch kiến
    thức và một chiếc túi để đựng kiến thức. Ban đầu người ta như nhau, về
    sau người nào có cái máy gặt, bao tải thì thu về là lớn, người nào có
    xẻng và ni lông thì chỉ có nhu cầu nhỏ nhặt, vừa đủ. Nhu cầu của mỗi
    người khác nhau, không thể trách người nhu cầu ít hơn mà chỉ trích họ.
    Công cụ thu hoạch đó chính là phương pháp tự học, túi đó chính là đại
    diện cho sự hứng thú, tham lam. Giáo dục phải giúp cho mỗi học sinh có
    được công cụ sắc bén nhất và một chiếc túi vô hạn định. 

    Đầu tiên là cái tội làm hỏng công cụ
    thu hoạch của học sinh bằng lối giảng dạy theo kiểu giảng giải. Chúng ta
    bao quát, phân tích, chất đầy kiến thức đến lúc tắc lại. Giáo viên lúc
    nào cũng đúng, học sinh lúc nào cũng đồng ý, giáo viên tạo ra lối mòn
    học sinh tung tăng dắt nhau đi tiếp trên những vết xe. 

    Trong khi đó cái mà thế giới cần đến
    là đột phá, tìm tòi, phát hiện mới, thử hỏi tại sao lại không phát minh
    được những thành tựu như các nước khác. Để rồi có một vài trường hợp ít
    ỏi lại tung hô lên đó là tự hào. Chúng ta có hàng trăm trường đại học,
    hàng chục nghìn chiến sỹ, hàng trăm nghìn giáo sư mà ít có sáng chế,
    phát minh trong khi nông dân lại là người làm được điều đó. Đừng có đóng
    chặt một bài học xuống đất rồi bắt học sinh học lại như con vẹt. Những
    lời văn hoa mỹ, chau chuốt, các giá trị nghệ thuật ghi trong sách, trong
    vở không phải do học sinh tự niệm ra, tự viết nên mà là do những ông
    già. 

    Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con
    đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững trãi nhất trong giờ phút
    này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những
    tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy. 

    Đối với kiểu học áp đặt, nhồi sọ thì
    tốt nhất cũng chỉ cung ứng cho xã hội những người giỏi chuyên môn như
    những giáo sư, tiến sỹ kia thật đấy. Song họ mang tư cách của kẻ nô lệ.

    Điều cần làm là dạy cho con người ta
    cách học, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đó chính là công cụ thu
    hoạch của học sinh. Nếu học văn thì phải có tư duy nghệ thuật ngay từ
    thuở hồng hoang, nghĩa là phải được tự lực sáng tạo ra các sản phẩm nghệ
    thuật rồi nó có kinh nghiệm chứ không phải học thuộc lời bình của người
    khác rồi ra trường chẳng ai làm nhà thơ, nhà văn hay nhà phê bình. 

    Học cách suy nghĩ như những vĩ nhân.
    Chúng ta hãy quan tâm đến cách làm còn hơn là kết quả. Tôi nói điểm số
    có cũng như không là vì vậy. Và đặc biệt học sinh phải tranh luận với
    giáo viên bất cứ vấn đề nào liên quan. Không có điều này thứ nhất vì tự
    ái của người dạy, thứ hai là họ đã phát triển trong một nền giáo dục
    thiếu tinh thần nghiên cứu và thừa tinh thần nhai lại. 

    Trong mắt giáo viên học sinh là gì? Là
    những điều nối gót, là những người sẽ ngồi im nghe giảng rồi sáng mai
    trả lời một cách trôi chảy, là những người nhận lấy lời giảng của giáo
    viên rồi dạy cho con cháu, hậu thế. Nếu tôi là giáo viên, người có đam
    mê chân chính với bộ môn của mình tôi sẽ không làm như vậy. Thay vào đó
    tôi sẽ nhìn họ như những đồng nghiệp tương lai. Tôi coi học trò của mình
    sẽ cùng ngồi với nhau và thảo luận vấn đề nào đó. Một lớp học văn minh
    phải có sự trao đổi xoay chiều trước các luồng thông tin. Để học sinh
    trở thành đồng nghiệp thì phải giúp học sinh tự học với niềm hứng thú
    của riêng mình. 

    Con người ta sinh ra là để học, tò mò
    là bản chất của con người, hiếu học là cái mà tạo hóa ban cho mỗi người.
    Chúng ta đi ngược lại với quy luật của tạo hóa, khiến cho học sinh sợ
    học, khiến cho ai ai cũng muốn nghỉ học, và chúng ta thất bại. Con người
    mà không hiểu chính bản thân con người thì nghỉ. Đừng làm giáo dục
    nữa. 

    Một trong những nguyên lý muôn đời là
    học hỏi phải dựa trên tinh thần tự giác. Sự chủ động của người đi học là
    nền tảng. Chúng ta lại cứ đem những kỳ thi ra để ép người ta học những
    thứ mà họ không thích. Việc ép học dưới mọi hình thức vô tình khiến quá
    trình nô lệ hóa diễn ra dễ dàng hơn.

    Sự tiếp thu mới thực sự là bản chất
    của học hỏ, phụ thuộc vào tinh thần tự giác của mỗi người học. Tự giác
    phải luôn đi cùng hứng thú.

    Nhưng thứ ánh sáng đẹp đẽ của tri thức lại bị lấp đi chính thứ bùn lầy
    do chúng ta tạo ra. Vì vậy trước hết phải xóa sạch chúng, loại bỏ mọi
    thứ có thể bỏ, đặc biệt là thi cử. Phần còn lại phụ thuộc vào phương
    pháp dạy của giáo viên. 

    Một nhà giáo vĩ đại không phải là
    người có nhiều kiến thức nhất mà là người truyền được nhiều cảm hứng,
    tình yêu, kiến thức nhất đến cho học sinh. 

    Chơi game, nghe nhạc cũng học được. Đá
    bóng, xem phim cũng học được. Điều quan trọng là người ta chắt lọc được
    những văn minh, kiến thức từ những thứ giải trí, ứng dụng vào cuộc sống
    như thế nào.

    (http://giaoduc.net.vn)
     
    Diễn đàn HSPM86 » Diễn đàn Học sinh Phù Mỹ 1983 - 1986 » Những điều khó nói » Bất ngờ clip (P5) 'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN (Phần 5: Cái tội làm hỏng "công cụ thu hoạch" ....")
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

                                                  


    Trang chủ | Cảm nghĩ - Nhắn tin | Bài viết của Bạn | Thư viện ảnh | Slideshow ảnh | Video HSPM86 | Thông tin Bạn bè | Thông tin Thầy Cô | Miss 86 | Diễn đàn HSPM86

    Copyright © 2024